Sơ lược
Giáo xứ Ninh Phát được thành lập từ năm 1956 với một nhà thờ nhỏ bằng gỗ. Ban đầu có 500 gia đình với khoảng 2.700 tín hữu. Qua 57 năm, giáo xứ đã phát triển từng ngày, tuy vào những năm 1965 đến 1975 khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh nên số giáo dân tăng giảm bất thường.
Nếu cha cố Gioan B. Nguyễn Công Tứ thành lập giáo xứ, qui tụ giáo dân, mở rộng ngành dệt may, làm chiếu, giúp đỡ người khuyết tật,… thì cha cố Gioan Đinh Tiến Hoàn và cha Anrê Trần Minh Thông làm cho giáo xứ được phát triển như xây dựng nhà xứ, rửa tội cho người ngoại đạo, quy hoạch đất nhà xứ và nghĩa trang, làm gác chuông, chỉnh trang khuôn viên,…để trở thành điểm truyền giáo trong khu vực nhiều người ngoại giáo.
Từ năm 2003, cha chánh xứ ĐaMinh M. Nguyễn Văn Minh thuyên chuyển về đã phát triển giáo xứ mọi mặt từ phương tiện mục vụ đến cơ sở, phong trào và ban ngành đoàn thể.
Lược sử nguồn gốc giáo xứ Ninh Phát
Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra “Uỷ ban di cư Bắc Việt” để vận động và cưỡng ép giáo dân di cư ,khởi xướng chương trình Tổng Di Cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Lớp lớp người kéo nhau lên những con tàu với trọng tải có thể vận chuyển năm ngàn người cùng tư trang. Đó là nguyên nhân đầu tiên để giải thích tại sao có giáo xứ Ninh Phát ngày hôm nay.
Sau nhiều ngày vươn trải, dựng trại tập trung và lựa chọn nơi định cư. N ăm 1956, cánh đồng lát sập sình nước cùng với sự hoang vu đáng sợ đã trở thành nơi dừng chân của đại bộ phận dân cư từ Bùi Chu và Phát Diệm.
Đời sống vật chất: được chính quyền hỗ trợ, cứ 3 tháng 1 xe tải chở gạo và thực phẩm thiết yếu ròng rã 2 năm trời để người dân có thể trụ lại mãnh đất khỉ ho cò gáy này.
Những năm đầu tiên, địa giới xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi ngày nay là nơi khai sinh bốn trại tập trung và cũng là bốn giáo xứ do các Linh mục Gioan B. Đinh Hữu Dong, Giuse Vũ Súy Ba, Gioan.B Nguyễn CôngTứ, Lm Thuần dẫn từ miền Bắc vào miền Nam.
Giáo xứ Ninh Phát được thành lập từ năm 1956 với một nhà thờ nhỏ bằng gỗ. Ban đầu có 500 gia đình với khoảng 2.700 tín hữu. Qua 57 năm, giáo xứ đã phát triển từng ngày, tuy vào những năm 1965 đến 1975 khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh nên số giáo dân tăng giảm bất thường.
Nếu cha cố Gioan B. Nguyễn Công Tứ thành lập giáo xứ, qui tụ giáo dân, mở rộng ngành dệt may, làm chiếu, giúp đỡ người khuyết tật,… thì cha cố Gioan Đinh Tiến Hoàn và cha Anrê Trần Minh Thông làm cho giáo xứ được phát triển như xây dựng nhà xứ, rửa tội cho người ngoại đạo, quy hoạch đất nhà xứ và nghĩa trang, làm gác chuông, chỉnh trang khuôn viên,…để trở thành điểm truyền giáo trong khu vực nhiều người ngoại giáo.
Từ năm 2003, cha chánh xứ ĐaMinh M. Nguyễn Văn Minh thuyên chuyển về đã phát triển giáo xứ mọi mặt từ phương tiện mục vụ đến cơ sở, phong trào và ban ngành đoàn thể.
Lược sử nguồn gốc giáo xứ Ninh Phát
Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra “Uỷ ban di cư Bắc Việt” để vận động và cưỡng ép giáo dân di cư ,khởi xướng chương trình Tổng Di Cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Lớp lớp người kéo nhau lên những con tàu với trọng tải có thể vận chuyển năm ngàn người cùng tư trang. Đó là nguyên nhân đầu tiên để giải thích tại sao có giáo xứ Ninh Phát ngày hôm nay.
Sau nhiều ngày vươn trải, dựng trại tập trung và lựa chọn nơi định cư. N ăm 1956, cánh đồng lát sập sình nước cùng với sự hoang vu đáng sợ đã trở thành nơi dừng chân của đại bộ phận dân cư từ Bùi Chu và Phát Diệm.
Đời sống vật chất: được chính quyền hỗ trợ, cứ 3 tháng 1 xe tải chở gạo và thực phẩm thiết yếu ròng rã 2 năm trời để người dân có thể trụ lại mãnh đất khỉ ho cò gáy này.
Những năm đầu tiên, địa giới xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi ngày nay là nơi khai sinh bốn trại tập trung và cũng là bốn giáo xứ do các Linh mục Gioan B. Đinh Hữu Dong, Giuse Vũ Súy Ba, Gioan.B Nguyễn CôngTứ, Lm Thuần dẫn từ miền Bắc vào miền Nam.
Thành lập
Năm 1956, giáo xứ Ninh Phát được thành lập với cộng đoàn đến từ Phát Diệm bởi Lm Gioan B. Nguyễn Công Tứ. Địa giới ngày nay là giáo xứ Ninh Phát của giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Năm 1957, giáo xứ Phát Hòa được thành lập với cộng đoàn đến từ Phát Diệm bởi Lm Giuse Vũ Súy Ba (Cha Bố của cha Phaolo Phạm Trung Dong- Lm chánh xứ Phaolo hạt Tân Sơn Nhì). Địa giới ngày nay là đài thánh Giuse ở giáo khu I (trước mặt nhà ông cố Loan và nhà thầy Sơn- dưới chân cầu Xáng). Di tích ngày nay là đài Thánh Gia có dòng chữ “ITE AD JOSEPH 1959”, cùng đôi Thiên Thần ở sân sau của giáo xứ Ninh Phát (nay đã bị hủy bỏ).
Năm 1957, giáo xứ Châu Hiệp được thành lập với cộng đoàn đến từ Bùi Chu bởi Lm Gioan B. Đinh Hữu Dong. Địa giới ngày nay là đài Đức Mẹ ở giáo khu III (gần nhà ông Ba Tạo). Di tích ngày nay là đài Đức Mẹ ở giáo khu III, tượng Kitô Vua hiện tại ở sân Kitô Vua của giáo xứ cùng tháp chuông đang được sử dụng hiện nay.
Năm 1958, giáo xứ Liên Hòa được thành lập với cộng đoàn đến từ Bùi Chu bởi Lm Bùi Thuần. Địa giới ngày nay là trường THCS Phạm Văn Hai.
Tan rã và hợp nhất
Năm 1965, ngày 8/3/1965 3.500 Thủy quân Lục chiến Mỹ đến miền nam Việt Nam. với nhiều trận tập kích và phản kháng đáng sợ, trên thì máy bay ném bom, dưới thì súng nổ dữ dội, các Lm cùng giáo dân của họ đã cùng nhau rời khu vực này mà đi.
Năm 1965, ngày 8/3/1965 3.500 Thủy quân Lục chiến Mỹ đến miền nam Việt Nam. với nhiều trận tập kích và phản kháng đáng sợ, trên thì máy bay ném bom, dưới thì súng nổ dữ dội, các Lm cùng giáo dân của họ đã cùng nhau rời khu vực này mà đi.
Giáo dân của giáo xứ Châu Hiệp cùng Lm Gioan.B Đinh Hữu Dong (đang nghỉ hưu tại giáo xứ Phú Thọ Hòa) di cư về hướng đông thành phố, nay là giáo xứ Phú Thọ Hòa của giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Năm 1961, giáo dân của giáo xứ Phát Hòa cùng Lm Giuse Vũ Súy Ba định cư sau chặn đường 15 km về phía Đông Nam thành phố, nay là giáo xứ Phaolô giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Riêng giáo xứ Ninh Phát, sau những ngày khói lửa, giáo dân bỏ xứ mà đi vào phía Đông Bắc của Thành Phố (giáo họ Tân Lập, ấp Bầu Nai, xã Đông Hưng Thuận, huyện Hóc Môn (nay là Q.12)), nay là xứ Lạc Quang (45 gia đình), Đông Quang (tách từ giáo xứ Lạc Quang). Còn Lm xứ là Cha Gioan B. Nguyễn Công Tứ vẫn bám trụ trên mãnh đất này .
Sau cuộc di cư cuối cùng, lúc này chỉ còn mỗi giáo xứ Ninh Phát được Lm Tứ giữ gìn chăm sóc. Cha và giáo dân cùng nhau dâng lễ trong Thánh Đường bằng gỗ để giữ vững đức tin cho đến ngày nay.
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Trước 30/04 năm 1975, trong tình hình bách đạo mạnh mẽ trên vùng đất này nói riêng và toàn quốc nói chung, Lm Gioan B. Nguyễn Công Tứ đã cải trang thường phục mà lánh về Lâm Đồng. Bối cảnh khu vực lúc này khá phức tạp cùng với chế độ bao cấp. Cùng với những điều khoản cấm vận toàn quốc, giáo dân phải vận chuyển lương thực bằng xe ngựa. Trái lại, đời sống đức tin nhờ đó mà thấm nhuần, mạnh mẽ.
Trước tháng 10 năm 1975, trong thời gian giáo xứ Ninh Phát không có Minh mục dâng lễ, Lm Phêrô Nguyễn Kim Long (nhạc sĩ Kim Long) hàng tuần vẫn cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ Ninh Phát để bảo vệ đức tin cùng nâng đỡ đời sống tinh thần của giáo xứ.
Tháng 10 năm 1975, được sự bài sai của bề trên, Lm Gioan Đinh Tiến Hoàng nhận bài sai về giáo xứ Ninh Phát. Sau một thời gian định hình lại giáo xứ. Năm 1986, công trình xây dựng giáo xứ được khởi công xây dựng.
Năm 1988, thánh đường mang tên giáo xứ Ninh Phát được hoàn tất với ân sủng như không của mẹ Giáo Hội. Thời gian này, Giáo hội vẫn còn cử hành thánh lễ bằng tiếng La Tinh và Lm chủ tế còn quay lên bàn thờ.
Người góp công- kẻ góp của
Sau hơn 20 năm từ 10/1975, Lm Gioan Đinh Tiến Hoàng đã để lại thánh đường khang trang, cùng giải quyết được khó khăn cấp bách là nước uống bằng việc xây hầm chứa nước ở dưới Thánh Đường, và quan trọng là bồi đắp đức tin vững mạnh nơi từng con người giáo dân của giáo xứ.
Năm 1999, Cha Anrê Trần Minh Thông đến giáo xứ Ninh Phát phục vụ theo bài sai, Cha phải đối diện với tình hình cấp bách lúc bấy giờ. Trong việc quy hoạch nhà đất của giáo xứ, mở rộng khuôn viên giáo xứ về phía tây, xây dựng cọc địa chính xung quanh giáo xứ. Đến năm 2003, Cha chính thức bàn giao lại giáo xứ cho Tòa Giám Mục.
Trước 30/04 năm 1975, trong tình hình bách đạo mạnh mẽ trên vùng đất này nói riêng và toàn quốc nói chung, Lm Gioan B. Nguyễn Công Tứ đã cải trang thường phục mà lánh về Lâm Đồng. Bối cảnh khu vực lúc này khá phức tạp cùng với chế độ bao cấp. Cùng với những điều khoản cấm vận toàn quốc, giáo dân phải vận chuyển lương thực bằng xe ngựa. Trái lại, đời sống đức tin nhờ đó mà thấm nhuần, mạnh mẽ.
Trước tháng 10 năm 1975, trong thời gian giáo xứ Ninh Phát không có Minh mục dâng lễ, Lm Phêrô Nguyễn Kim Long (nhạc sĩ Kim Long) hàng tuần vẫn cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ Ninh Phát để bảo vệ đức tin cùng nâng đỡ đời sống tinh thần của giáo xứ.
Tháng 10 năm 1975, được sự bài sai của bề trên, Lm Gioan Đinh Tiến Hoàng nhận bài sai về giáo xứ Ninh Phát. Sau một thời gian định hình lại giáo xứ. Năm 1986, công trình xây dựng giáo xứ được khởi công xây dựng.
Năm 1988, thánh đường mang tên giáo xứ Ninh Phát được hoàn tất với ân sủng như không của mẹ Giáo Hội. Thời gian này, Giáo hội vẫn còn cử hành thánh lễ bằng tiếng La Tinh và Lm chủ tế còn quay lên bàn thờ.
Người góp công- kẻ góp của
Sau hơn 20 năm từ 10/1975, Lm Gioan Đinh Tiến Hoàng đã để lại thánh đường khang trang, cùng giải quyết được khó khăn cấp bách là nước uống bằng việc xây hầm chứa nước ở dưới Thánh Đường, và quan trọng là bồi đắp đức tin vững mạnh nơi từng con người giáo dân của giáo xứ.
Năm 1999, Cha Anrê Trần Minh Thông đến giáo xứ Ninh Phát phục vụ theo bài sai, Cha phải đối diện với tình hình cấp bách lúc bấy giờ. Trong việc quy hoạch nhà đất của giáo xứ, mở rộng khuôn viên giáo xứ về phía tây, xây dựng cọc địa chính xung quanh giáo xứ. Đến năm 2003, Cha chính thức bàn giao lại giáo xứ cho Tòa Giám Mục.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét